Làm thế nào để nhanh chóng phát triển công việc kinh doanh phụ với 5 chiến lược phát triển

Công việc kinh doanh phụ của bạn có thể là một dự án vừa vui vừa có lời bạn hay làm vào cuối tuần, nhưng nếu bạn muốn nhiều hơn nữa thì sao?

Với một vài người, nghề tay trái chỉ là một bước xa hơn nữa để có thể nghỉ việc và trở thành một doanh nhân toàn thời gian. Nếu bạn thấy mục tiêu này cũng khá hấp dẫn với bạn, bạn cần bắt đầu hoạch định cách thức để phát triển doanh nghiệp mini của mình lên quy mô lớn hơn.

Điều này thường là mở rộng mạng lưới khách hàng, bán được nhiều hơn, tăng lợi nhuận, hoặc phát triển tiếng tăm cho thương hiệu. Những mục tiêu này thường liên quan tới nhau. Cuối cùng thì, nếu mạng lưới khách hàng của bạn lớn hơn, bạn thường dễ bán được nhiều hàng hơn.

Bất kể cách thức và lý do bạn muốn phát triển công việc kinh doanh phụ của mình, con đường đi cũng sẽ giống nhau thôi. Bạn phải đánh giá xem sự nghiệp của mình đã sẵn sàng hay chưa, đặt ra những mục tiêu, và chọn cách để thực hiện chúng. Hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách tạo đòn bẩy bằng 5 chiến lược phát triển tuyệt hảo.

Scale up your side business with growth strategies
Khi công việc kinh doanh phụ của bạn đã sẵn sàng, chiến lược tăng trưởng sẽ giúp gia tăng kết quả của bạn.

Bạn đã sẵn sàng để phát triển kinh doanh chưa?

Trước khi bạn quyết định mở rộng quy mô sự nghiệp tay trái, bạn phải tìm câu trả lời cho các vấn đề quan trọng về sự nghiệp của mình. Chú ý nhé, hầu hết những vấn đề này không đòi hỏi bạn phải ngồi xuống giải toán dựa trên các số liệu cần thiết về sự nghiệp của bạn – thứ mà dù sao bạn cũng nên làm, cho dù có mở rộng quy mô hay không.  Một hướng dẫn trước đây trong series này sẽ hướng dẫn bạn về quy trình tính toán kết quả cho chính mình:

Khi đã đánh giá các số liệu cần thiết, đây là những điều bạn cần cân nhắc trước khi mở rộng quy mô:

  • Các mục tiêu định lượng của bạn là gì trong giai đoạn tiếp theo? Liệt kê ra một hai mục tiêu gì đó bạn muốn đạt được trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp. Nó có thể là doanh số, đơn hàng, khách hàng mới hoặc leads. Bạn cũng có thể nhắm tới mục tiêu lợi nhuận tối thiểu mỗi tháng.
  • Bạn có đủ leads và doanh số không? Bạn biết bạn đã sẵn sàng mở rộng quy mô khi bạn liên tục đạt được chỉ tiêu doanh số và thường xuyên có đơn hàng từ khách hàng tiềm năng. Dấu hiệu tốt hơn nữa là, mỗi khi bạn quảng cáo hay tăng cường nỗ lực marketing, bạn đều có thêm các định hướng cho các nỗ lực của bạn.
  • Tỉ lệ chuyển đổi leads thành doanh số có đủ không? Tỉ lệ chuyển đổi ấy, tỉ lệ % mà leads chuyển thành khách hàng chịu móc hầu bao – là một trong những số liệu quan trọng nhất để phát triển sự nghiệp Nếu bạn chưa thỏa mãn với tỉ lệ chuyển đổi, có lẽ nên nỗ lực để tối đa hóa nó trước khi mở rộng quy mô.
  • Sự nghiệp của bạn có mang lại lợi nhuận không? Cân nhắc chi phí hoạt động sự nghiệp, đảm bảo rằng bạn kiếm đủ tiền để mở rộng quy mô. Vì chi phí của bạn thường tăng trưởng theo quy mô sự nghiệp. Ví dụ nhé, thậm chí khi bạn có nhận được hàng đống đơn hàng trong mấy tháng trước, vẫn khá rủi ro để mở rộng quy mô nếu bạn chỉ vừa đủ hòa vốn. Lợi nhuận càng cao, mở rộng quy mô càng dễ thành công.
  • Bạn có đủ ngân sách để cam kết việc mở rộng không? Liên quan tới mức lợi nhuận của bạn là ngân sách. Đi đến giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp có thể đồng nghĩa với việc cam kết lâu dài cho việc chi tiêu nhiều hơn vào marketing, hàng tồn kho, hoặc các chi phí trên không khác. Bạn có đủ khả năng trả các chi phí tăng thêm này thường xuyên không, hay là lợi nhuận của bạn tụt xuống mức thấp nguy hiểm chỉ sau vài tháng?
  • Bạn có đủ thời gian và công sức để cam kết mở rộng chứ? Cũng như chi phí vậy, khi phát triển sự nghiệp, thường bạn phải cam kết nhiều thời gian và công sức hơn. Liệu bạn có khả năng dành nhiều thời gian trống hơn để hoàn thành nhiều đơn hàng hơn, cung cấp hỗ trợ cho nhiều khách hàng hơn, hay thử nghiệm các kênh marketing mới? Nếu cảm thấy không thể, bạn có đủ khả năng để thuê người giúp không?

Sau khi đã kiểm soát khả năng mở rộng sự nghiệp với các câu hỏi nêu trên, bạn sẽ biết mình cần cải thiện lĩnh vực nào trước khi mở rộng. Nhưng nếu bạn thấy mình và sự nghiệp của mình dư sức đảm nhiệm việc mở rộng, vậy thì có một vài chiến lược tuyệt hảo, đã được kiểm nghiệm theo thời gian để bạn đạt được mục tiêu. Hãy nghiên cứu chúng xem nào:

Hãy thử 5 chiến lược phát triển sự nghiệp hiệu quả này

1. Tìm khách hàng cao cấp

Nhắm đến những khách hàng cao cấp hơn mạng lưới khách hàng hiện có. Chẳng hạn khách hàng với túi tiền bự hơn hoặc khách hàng thấy rõ ích lợi bạn cung cấp hơn trong số các mục tiêu tiềm năng.

Chuyện này lợi cả đôi đường: (1) họ có thể chi nhiều tiền hơn và (2) cho bạn những đánh giá hoặc xác nhận có sức ảnh hưởng mạnh hơn. Hãy nhớ, hỏi xin đánh giá từ những khách hàng đẳng cấp có thể tăng cường mức độ tin cậy cũng như uy tín của bạn trước khách hàng mới.

Ví dụ nhé, nếu bạn cung cấp dịch vụ chụp hình sản phẩm cho các công ty nhỏ, bạn có thể nhắm vào những ngành có lợi nhuận cao hơn. Nếu bạn chủ yếu chụp hàng thủ công mỹ nghệ, cân nhắc việc chụp cho những cửa hàng nội thất cao cấp nhất trong vùng. Bạn cũng có thể nhắm đến những công ty lớn hơn với kinh phí chụp hình đỡ eo hẹp hơn. Đừng suốt ngày lòng vòng chụp hình cho mấy ông chủ nhà bán kèm đồ nội thất, tìm kiếm những công ty có từ 20 nhân viên trở lên hoặc cực kỳ nổi tiếng trong thành phố của bạn ấy.

Nếu bạn đang bán sản phẩm, ý tưởng cũng vậy thôi. Trong số mạng lưới khách hàng hiện tại, bạn có thể cung cấp được cho những ai có ngân sách lớn hơn, hoặc nổi tiếng hơn nhóm khách hàng mà bạn đang giao dịch? Các sản phẩm liên quan nào mà họ đang mua từ những doanh nghiệp tương tự, và mức giá họ mua so với bạn thì như thế nào? Hãy nghiên cứu những câu hỏi đó và xem bạn có thể điều chỉnh gì được cho thị trường mục tiêu của mình không. Bạn thậm chí có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các công ty tương tự đang nhắm đến những khách hàng đẳng cấp mà bạn muốn nắm bắt.

Đây là một vài hướng dẫn có thể giúp bạn nhắm đến những khách hàng cao cấp này:

2. Tập trung vào những gì tốt nhất

Tới thời điểm này trong sự nghiệp tay trái, bạn đã có thể biết sản phẩm nào của mình bán chạy nhất, và cái nào không được ưa chuộng mấy. Bạn sẽ tăng cơ hội thành công phát triển quy mô sự nghiệp nếu bạn tập trung vào những sản phẩm hàng đầu của mình. Lên một kế hoạch giúp bạn làm được bất kỳ điều gì dưới đây:

  • Tập trung hầu hết nỗ lực marketing và kinh phí vào những sản phẩm bán chạy nhất, đừng marketing bình bình mọi sản phẩm hay marketing doanh nghiệp một cách chung chung.
  • Tăng biên độ lợi nhuận cho các sản phẩm bán chạy nhất, hoặc tăng giá, hoặc giảm chi phí, cũng có thể suy nghĩ việc bán thêm sản phẩm kèm theo.
  • Phát triển những sản phẩm hoặc dịch vụ giá trị cộng thêm, có thể được bán kèm với những sản phẩm đắt hàng nhất của bạn (xem phần “ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới” bên dưới để biết thêm chi tiết cách thức để làm chuyện này.)
  • Ngưng bán các sản phẩm tồi, chúng chỉ ngốn ngân sách và thời gian của những sản phẩm tốt hơn.

Khi bạn coi kinh doanh là nghề tay trái, tái đầu tư vào kẻ thắng sẽ cho phép bạn tối đa hóa lợi nhuận từ thời gian và tiền bạc bạn đặt vào sự nghiệp này. Điều này có vẻ hơi quyết liệt, đặc biệt nếu bạn có cảm tình với những sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp, nhưng bạn luôn có thể giới thiệu lại các sản phẩm kém thành công hơn của mình khi bạn có nguồn tài nguyên phong phú để đầu tư cho chúng một lần nữa.
Advertisement

3. Quảng cáo tập trung cao độ

Khi công việc kinh doanh phụ của bạn đã có lợi nhuận, bạn sẽ có kinh phí để mua các quảng cáo tập trung cao độ. Những quảng cáo này là công cụ để chạm đến một nhóm nhân khẩu học nhất định thay vì nhắm vào đám đông công chúng. Cứ nghĩ thế này: bạn đang tìm kiếm gì đó gần giống với một quảng cáo email trực tiếp hơn là quảng cáo trên TV.

Chiến lược này rất hiệu quả, nếu bạn có một tỉ lệ chuyển đổi tốt. Thật không may, chả có con số lý tưởng cụ thể nào cho tỉ lệ chuyển đổi cả – nó tùy thuộc vào ngành hàng, mạng lưới khách hàng của bạn, và những nỗ lực marketing bạn dành cho họ cho tới thời điểm này. Nhưng chừng nào bạn còn thoải mái với tỉ lệ chuyển đổi leads thành doanh số, và mức doanh số này có lợi nhuận, thì nó vẫn là một khởi đầu tốt.

Đầu tiên, mua loại quảng cáo có thể trực tiếp chạm đến loại khách hàng đã và đang mua từ bạn. Đảm bảo rằng bạn hoàn toàn ý thức về đặc tính nhân khẩu học và thói quen mua hàng của họ. Nếu chưa, điền vào worksheet của hướng dẫn này, nó sẽ cho bạn những ý tưởng cụ thể về nhóm khách hàng đặc biệt mà quảng cáo của bạn nên nhắm tới:

Sau đó, ngẫm thử xem chiến dịch quảng cáo của bạn nên chạy trực tuyến hay ngoại tuyến. Thường thì quảng cáo ngoại tuyến hiệu quả nhất nếu bạn đang phục vụ khách hàng địa phương, và bạn biết nơi nào có thể trực tiếp chạm tới họ. Có thể là qua một số địa điểm liên quan họ hay ghé tới. Ví dụ nhé, bạn có thể đặc poster và tờ rơi cho dịch vụ dạy toán trung học của bạn gần trường. Hoặc, nếu bạn biết khách hàng mục tiêu của mình hay đọc một số ấn phẩm địa phương nhất định, bạn có thể quảng cáo trên đó. Bạn có thể thử dùng các thiết kế tờ rơi hoặc các thiết kế brochure cho quảng cáo của bạn.

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn không cực hạn ở một vị trí cụ thể nào, quảng cáo trực tuyến sẽ hiệu quả hơn. Thường thì, khi bạn đặt quảng cáo trên Facebook hay Google AdWords, bạn có thể hạn chế những người có thể xem chúng dựa trên lứa tuổi, địa điểm, giới tính và sở thích. Bạn càng hiểu rõ nhóm mình muốn nắm bắt, quảng cáo bạn mua sẽ càng cụ thể. Học hỏi thêm về cách đặt quảng cáo trực tuyến, xem qua các hướng dẫn này:

4. Làm việc với người có ảnh hưởng

Bạn có biết ai mà bạn đang follow trên mạng xã hội, bạn không thực sự biết họ ngoài đời, nhưng vẫn cặm cụi đọc post của họ không? Những người này có thể là các ngôi sao, nghệ sĩ, những người dẫn đầu trong ngành nghề của bạn, hay blogger bạn thích. Đó là những “người ảnh hưởng” – những người có lực ảnh hưởng nhất định lên một nhóm đối tượng cụ thể.

Nhìn lại công việc kinh doanh phụ của bạn, sản phẩm bạn đang cung cấp, và loại khách hàng bạn muốn lôi kéo. Với những điều kiện này, ai sẽ là người ảnh hưởng mà khách hàng của bạn thường đi theo? Trong trường hợp sản phẩm chăm sóc trẻ em, đó có thể là những ông bố, bà mẹ blogger thường post những nội dung liên quan đến chuyện làm cha mẹ. Với sản phẩm làm đẹp, đó có thể là các blogger thời trang hay làm đẹp, hay thậm chí là chuyên mục làm đẹp trên báo chí địa phương.

Bạn có thể tìm thấy những người ảnh hưởng này qua các công cụ như Followerwonk hay Klout. Nếu bạn có mối quan hệ liên lạc mạnh mẽ với khách hàng hay đối tượng mục tiêu, bạn cũng có thể hỏi thẳng xem họ thường nghe ai để lấy lời khuyên, đánh giá, và các thông tin liên quan đến những vấn đề mà bạn đang giúp họ giải quyết.

Một khi bạn đã có danh sách người ảnh hưởng bạn sẽ biết phải tìm đến ai. Bạn có thể đơn giản là liên lạc qua mạng với họ để bắt đầu một mối quan hệ chính thức hoặc mời họ đánh giá sản phẩm của bạn.  (Hãy nhớ: họ nên tiết lộ cho khán giả của họ biết việc bạn trả tiền cho họ đánh giá, hay chỉ đơn giản là gửi họ sản phẩm mẫu.) Hướng dẫn sau sẽ giúp bạn bắt đầu việc nắm bắt những người ảnh hưởng:

5. Cho ra sản phẩm hay dịch vụ mới

Bạn cũng có thể lựa chọn phát triển dòng sản phẩm của bạn như một hình thức tăng quy mô. Nếu bạn cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp hơn nhắm đến các vấn đề của họ, bạn thường sẽ có một khách hàng trung thành cả đời. Mặt tối là thêm một sản phẩm hoặc dịch vụ mới đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Vì điều này, hãy tập trung vào các ý tưởng không kêu gào bạn phải chi thêm quá nhiều thời gian từ lịch làm việc vốn đã hết sức bận rộn của mình.

Lối tiếp cận này có thể đặc biệt khó khăn nếu bạn cung cấp mặt hàng dịch vụ, ví dụ như tư vấn hay làm tự do. Cuối cùng thì, cung cấp nhiều dịch vụ hơn cũng có nghĩa là tiêu tốn nhiều thời gian hơn. Trong trường hợp này, thay vì thêm nhiều dịch vụ, hãy cố “tăng năng suất”. Tự hỏi bản thân: có cách nào để giải quyết những vấn đề tương tự nhau cho khách hàng của tôi không? Thời gian của bạn ở vị thế một người cung cấp dịch vụ là giới hạn, nhưng nếu bạn bán ebook, khóa học online, hay các thiết kế mẫu, hàng tồn kho của bạn là vô giới hạn. Hãy học cách để biến dịch vụ của mình thành sản phẩm.

Với những công việc tay trái bán sản phẩm, phát triển quy mô dòng hàng đơn giản hơn khá nhiều. Ý tưởng sản phẩm nào sẽ kết hợp tốt với mặt hàng bán chạy nhất của bạn? Bạn có thể thêm gì nữa, vào những gói sản phẩm đang cung cấp? Các hướng dẫn tiếp theo sẽ giúp bạn brainstorm về một dòng sản phẩm mới có thể mang lại doanh số và lợi nhuận nhiều hơn. Bạn cũng có thể áp dụng các kỹ thuật này cho ngành dịch vụ: