7 ý tưởng kinh doanh để kiếm tiền trong nền kinh tế sáng tạo

Có thể phát triển lớn mạnh và thành công chỉ dựa vào giá trị từ ý tưởng của bạn? Có – ít nhất là trong “nền kinh tế sáng tạo”. Điều này không chỉ khả thi cho những người sáng tạo tham gia vào hệ thống này mà bản thân hệ thống này được xây dựng dựa trên sự trao đổi và thực hiện những ý tưởng của họ.

Tác giả John Howkins, người đã viết quyển sách về nền kinh tế sáng tạo trong 15 năm qua, đã định nghĩa nền kinh tế sáng tạo là một nền kinh tế “giao dịch trong ý tưởng và tiền”.

Trong nền kinh tế này, các mặt hàng chính là trí tưởng tượng, sự khéo léo và sự đổi mới. Một người hoặc tổ chức càng có nhiều mặt hàng này, họ càng mang đến nhiều giá trị hơn. So sánh điều này với nền kinh tế sản xuất, nơi mà các yếu tố chính thúc đẩy giá trị là kết quả, thương mại và nhu cầu của người tiêu dùng. Trong một nền kinh tế sáng tạo, sức mạnh và tính độc đáo từ ý tưởng của bạn quan trọng hơn hiệu quả của dây chuyền sản xuất của bạn.

Với các tổ chức như United Nations và Inter-American Development Bank, đang cố gắng xác định và đo lường nền kinh tế sáng tạo, điều quan trọng là phải hiểu nó hoạt động ra sao và vai trò của chúng ta.

Investing in Creativity
Đầu tư vào sự sáng tạo của bạn

Vì sao nền kinh tế sáng tạo lại quan trọng?

Mặc có tên gọi như vậy nhưng nền kinh tế sáng tạo không giới hạn trong các lĩnh vực sáng tạo đặc trưng. Miễn là giá trị được đo lường dựa trên các sáng kiến ​​và ý tưởng, thì các khái niệm sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp có xu hướng tham gia nhiều nhất gồm có nghệ thuật, thiết kế, giải trí, truyền thông và văn hóa.

Có một vài lý do lý giải vì sao nền kinh tế sáng tạo lại quan trọng ngay cả với những người không phải là nghệ sĩ hoặc những người sáng tạo truyền thống khác. Trước hết, công nghệ web hiện tại giúp mọi người có thể ra mắt và quảng bá ý tưởng nhanh chóng và ít tốn chi phí, bất kể nền tảng và vốn đầu tư của họ ra sao. Ví dụ, các hoạt động kinh doanh như khởi nghiệp tinh gọn rút ngắn chu kỳ phát triển của doanh nghiệp, cho phép họ khởi chạy sản phẩm và dịch vụ nhanh nhất có thể.

Các sự kiện như Startup Weekend và các chương trình hackathons khác nhau khuyến khích người tham gia phân phối sản phẩm tối thiểu trong vài ngày hoặc vài giờ, đồng thời tạo điều kiện cho những người sáng tạo cộng tác với nhau trong thời gian ngắn này. Cho dù ý tưởng của bạn là một blog đơn giản hay một bộ phần mềm trực tuyến, việc thử nghiệm và khởi chạy ý tưởng của bạn có xu hướng nhanh hơn và hiệu quả về chi phí hơn so với 10 hoặc 20 năm trước.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp tiếp cận để khởi nghiệp tinh gọn:

Ngoài ra, nhiều công việc đơn giản, lặp đi lặp lại có thể được tự động hóa. Các chuyên gia ước tính rằng vào năm 2020, sẽ mất khoảng 5 triệu việc làm trên thị trường toàn cầu. Theo báo cáo tương tự, kỹ năng chính sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong thời gian này là khả năng nhận thức, gồm có tính sáng tạo, lý luận và tính linh hoạt trong nhận thức. Điều này có nghĩa là những người lao động đang tiếp tục cạnh tranh trong tương lai gần phải có thêm điều đặc biệt: sự sáng tạo của họ.

Bởi vì những điều kiện này, càng trở nên quan trọng hơn đối với lao động lành nghề cần học cách cạnh tranh trong nền kinh tế sáng tạo, nơi những ý tưởng của họ có thể được nhanh chóng nhận ra và kỹ năng của họ không được tự động hóa. Trong khi các lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật, thiết kế và văn hóa có thể dễ dàng nhận biết để phát triển mạnh trong nền kinh tế này thì năng lực kỹ thuật cũng rất quan trọng.

Điều có giá trị trong nền kinh tế sáng tạo là ý tưởng của bạn độc đáo và sáng tạo thế nào hơn là hình thức của kết quả sáng tạo. Nói cách khác, một nhà điêu khắc làm việc không sáng tạo có thể sẽ ít có giá trị hơn trong một nền kinh tế sáng tạo so với một lập trình viên xây dựng một giải pháp công nghệ đơn giản cho một vấn đề quan trọng trên thế giới.

Phát triển mạnh trong nền kinh tế sáng tạo

Dù bạn đang sở hữu nhóm các kỹ năng gì thì bạn có thể tham gia vào nền kinh tế sáng tạo. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cạnh tranh trong nền kinh tế sáng tạo không dành cho tất cả mọi người. Dưới đây là những đặc điểm và kỹ năng mà một người có thể cần để phát triển mạnh:

  • Năng lực và sự thành thạo trong lĩnh vực của bạn. Bởi vì giá trị và hành động của một người trong một nền kinh tế sáng tạo dựa trên sức mạnh từ ý tưởng của họ, để làm tốt việc này cần có năng lực. Nhưng biết các kỹ năng cần thiết vẫn không đủ để bạn bắt đầu tự gọi mình là “lập trình viên” hay “nghệ sĩ” hay “người sáng lập công ty khởi nghiệp” – bạn cũng cần tầm nhìn để đưa ra các ý tưởng hàng đầu, có giá trị trong ngành của mình. Bạn chỉ có thể đạt được điều này thông qua việc thực hành thận trọng, kinh nghiệm có được từ khó khăn, và bằng cách tạo ra và thử nghiệm nhiều ý tưởng trong quá trình làm việc.
  • Kỹ năng kinh doanh Chỉ có ý tưởng tốt và năng lực mới có thể giúp trở thành bạn của lúc này. Nếu không có kỹ năng kinh doanh phù hợp, sẽ rất khó để khiến các dự án của bạn bền vững và sinh lợi. Tuy nhiên, kỹ năng kinh doanh sẽ không bị giới hạn ở khía cạnh tài chính của ý tưởng của bạn. Hiểu về tiếp thị, bán hàng và tổ chức cũng quan trọng đối với bất kỳ người làm việc sáng tạo. Nếu làm việc với một nhóm, kỹ năng quản lý cũng sẽ có ích.
  • Hãy trở thành một phần của cộng đồng năng động. Có một khía cạnh xã hội đối với nền kinh tế sáng tạo, cho dù bạn đang tìm cách khởi động các dự án có ý thức công dân, hợp tác với những người khác, tạo dựng lượng khán giả hay đơn giản là có sự hỗ trợ tinh thần và đầy cảm hứng từ một nhóm sáng tạo. Trong trường hợp không có cộng đồng đang hoạt động, hãy tìm kiếm hoặc xây dựng cộng đồng của riêng bạn. Suy cho cùng, trong một nền kinh tế đánh giá cao ý tưởng và sáng tạo, sẽ rất khó để hình thành vai trò của bạn trên thị trường mà không có sự hiện diện của những người khác.

Bằng cách có năng lực trong lĩnh vực của bạn, có một số kỹ năng kinh doanh, và là một phần của cộng đồng, bạn sẽ tăng cơ hội phát triển mạnh mẽ thông qua sự sáng tạo.

How to Make Money in a Creative Economy
Con đường để bạn phát triển mạnh trong nền kinh tế sáng tạo là gì?

Cách kiếm tiền trong nền kinh tế sáng tạo

Cho dù đây không phải là những ý tưởng hoặc dự án cụ thể mà bạn có thể khởi chạy nhưng chúng là các mô hình kinh doanh mà bạn có thể sử dụng để bắt đầu dự án của riêng mình trong nền kinh tế sáng tạo.

1. Giảng dạy một kỹ năng chuyên môn

Vì những người làm sáng tạo có khuynh hướng am hiểu trong lĩnh vực của họ, họ có thể xây dựng một việc kinh doanh để giảng dạy nhiều kỹ năng họ đã học và thực hành qua thời gian. Những kỹ năng này có thể là kỹ thuật, sáng tạo hoặc thậm chí bao gồm các kỹ năng mềm như đàm phán, kết nối và giao tiếp. Nếu bạn có một kỹ năng cần một thời gian dài để thành thục, gặp rào cản lớn và đang có nhu cầu, bạn có thể cân nhắc việc dạy hoặc đào tạo thành một phần trong mô hình kinh doanh của bạn.

Ví dụ, các giảng viên trên Tuts+ mang đến các kỹ năng giảng dạy trong các khóa học miễn phí và trả phí về code và thiết kế web.

Teach at Envato Tuts

Cũng có các thị trường khác cho các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như Creativebug cho nghệ thuật thủ công và hàng thủ công. Ngoài ra còn có các thị trường giáo dục bạn có thể kiểm tra trực tuyến, nơi cung cấp nhiều bài học, từ nấu ăn lành mạnh, đến kinh doanh, khả năng đọc nhanh.

Nhưng bạn không nhất thiết phải tham gia một thị trường khóa học để bắt đầu dạy học. Bạn có thể thiết lập website khóa học của riêng bạn, bán sách điện tử hoặc tạo bootcamps trực tiếp và hội thảo trực tiếp.

Một ví dụ điển hình của một giáo viên bán hàng trên nền tảng của chính họ là nhà thiết kế Nathan Barry, người tự xuất bản sách điện tử về thiết kế ứng dụng, với một cuốn sách điện tử kiếm được hơn 100.000 đô doanh thu. Mặt khác, nhà báo Mridu Khullar Relph, sử dụng website của mình để bán cả các khóa học và sách điện tử dạy cho các nhà báo khác cách quảng cáo chiêu hàng và cải thiện công việc tự do của họ.

2. Trở thành người sáng tạo được khán giả ủng hộ

Khi nói đến những nỗ lực sáng tạo, sự cộng tác và cộng đồng có vai trò quan trọng – đặc biệt nếu bạn phụ thuộc vào một cộng đồng cụ thể để tài trợ cho ý tưởng của bạn. Đây là mô hình được sử dụng bởi những người sáng tạo phụ thuộc chủ yếu vào khoản đóng góp hoặc tài trợ từ người hâm mộ. Trong mô hình này, nếu ai đó thích sản phẩm của bạn, họ cam kết đóng góp định kỳ (chẳng hạn như hàng tháng hoặc cho mỗi kết quả) hoặc tài trợ cho bạn các dự án sáng tạo cụ thể để nhận phần thưởng nhà tài trợ độc quyền.

Mặc dù nhiều nhà sáng tạo có thể tự tạo ra và quản lý đóng góp, nhưng họ cũng có thể sử dụng các dịch vụ huy động vốn từ cộng đồng như sau:

  • Patreon được sử dụng bởi các nghệ sĩ làm việc trong các phương tiện truyền thông khác nhau như vẽ tranh, podcast, nhiếp ảnh và nhà hát. Nghệ sĩ truyện tranh Jeph Jacques, người tạo ra “Questionable Content”, kiếm được ít nhất 7.000 USD mỗi tháng từ website.
  • PledgeMusic tài trợ cho các nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại khác nhau, từ hip hop đến rock.
  • Quirky dành cho ý tưởng sản phẩm huy động vốn từ cộng đồng. Trong số các sản phẩm gần đây được tài trợ từ website là Pawcet, một đài phun nước cho chó, và Egg Minder, một khay trứng thông minh theo dõi khi trứng của bạn bị hỏng.
  • AppsFunder dành cho việc tài trợ phát triển ứng dụng, bao gồm trò chơi và công cụ tăng hiệu suất.
  • Ngoài Kickstarter, có nhiều website huy động vốn từ cộng đồng có các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như Indiegogo và RocketHub.
  • FinanceRaising Money For Your Business Through CrowdfundingAndrew Blackman

3. “Sản xuất hoá” Kỹ năng của bạn

Một cách khác để kiếm tiền trong nền kinh tế sáng tạo là sử dụng những kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn của bạn và biến chúng thành sản phẩm. Những sản phẩm này thường được những người cần sử dụng nhưng lại không có chúng. Chúng có thể là những hình ảnh và đồ hoạ có sẵn, các mẫu thiết kế, hoặc các worksheet và các cheat sheets giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp.

Không giống như các dịch vụ, chúng thường có giá riêng và yêu cầu nhiều lần gặp trực tiếp với từng khách hàng, các sản phẩm phải có giá cả đơn giản và không được thay đổi theo từng khách hàng.

Một ví dụ là những người sáng tạo tham gia vào thị trường trực tuyến Envato Market của chúng tôi, những người bán website template, graphic template, video files và nhiều nữa. Học cách trở thành tác giả và bắt đầu bán hàng. Hiện có hơn 6 triệu người dùng đang tham gia vào nền kinh tế sôi động này trên 8 thị trường.

Envato Market

Tìm hiểu thêm về thu nhập từ việc bán cổ phiếu và cách sản xuất hoá dịch vụ của bạn:

4. Xuất bản nội dung

Khi nói đến ý tưởng, có một cách để làm cho họ nổi bật là tạo ra nội dung hấp dẫn thu hút khán giả mục tiêu của bạn. Nội dung này có thể vững chắc giúp bạn tạo dựng bản thân là một tay chơi nghiêm túc trong nền kinh tế sáng tạo, hoặc nó có thể là vụ làm ăn tự tạo ra thu nhập.

Một ví dụ phổ biến là website Brain Pickings. Lúc đầu nhà văn Maria Popova bắt đầu website như một dự án cá nhân dành cho bạn bè của cô, nhưng cuối cùng nó đã trở thành một trong những website phổ biến nhất trên web và thậm chí được đưa vào kho lưu trữ web dài hạn của Library of Congress.

Website tạo ra thu nhập thông qua đóng góp của người đọc và hoa hồng liên kết từ những cuốn sách mà Popova viết về. Mặc dù website không có quảng cáo, nhưng nhiều người tạo nội dung khác thường sử dụng quảng cáo để kiếm tiền từ nội dung của họ.

Ngoài blog, người tạo nội dung cũng có thể sản xuất podcast, video và loại phương tiện khác. Hãy bắt đầu tạo nội dung của riêng bạn:

5. Tạo các công cụ kỹ thuật giải quyết vấn đề

Để có nhiều công nghệ hơn, việc tạo ra các sáng kiến hoặc cải tiến giải quyết vấn đề là một cách tuyệt vời để tạo ra ảnh hưởng trong nền kinh tế sáng tạo. Các sản phẩm này thường là kết quả từ các quy trình như “khởi nghiệp tinh gọn”, cần nhiều phản hồi từ người dùng và thay đổi thiết kế, với mục tiêu phát hành sản phẩm nhanh chóng.

Creative Problem Solving
Tạo ra các công cụ giải quyết vấn đề (minh họa).

Sự cách tân của bạn không cần phải thay đổi thế giới -dù dù điều đó hữu ích — nó chỉ phải giải quyết vấn đề khó khăn cho người khác. Nếu bạn muốn có lợi nhuận, người dùng mục tiêu của bạn sẽ sẵn sàng và có thể chi trả cho giải pháp của bạn.

Một ví dụ là Bidsketch, nó giúp các dịch giả tự do và các chuyên gia dịch vụ nhanh chóng tạo ra các đề xuất. Một ví dụ khác là Slack, một ứng dụng nhắn tin đã phát triển phổ biến đến mức được nhiều tổ chức từ Buzzfeed đến NASA Jet Propulsion Laboratory, cũng như các đội ngũ của chúng tôi ở Envato sử dụng.

6. Cung cấp một nền tảng cho những ý tưởng sáng tạo khác

Ý tưởng tiếp cận trong nền kinh tế sáng tạo thường là tự mình làm điều gì đó, nhưng điều quan trọng là phải hợp tác với người sáng tạo khác và mang đến cho họ nền tảng để quảng bá ý tưởng và sản phẩm của họ. Điều này có thể diễn ra qua hình thức các sự kiện có trả phí, chẳng hạn như hội nghị, hội thảo và các cuộc thảo luận. Bạn cũng có thể làm việc để xuất bản, quảng bá và phân phối kết sau cùng cho việc của họ. Trong mô hình này, bạn giống như là chủ sở hữu bộ sưu tập hoặc nhà buôn chứ không phải là nghệ sĩ.

Các ví dụ đáng chú ý bao gồm Circles Conference, nơi những người sáng tạo tham dự các cuộc hội thảo và thảo luận và kết nối với những người khác. Ngoài ra còn có Radiotopia, đó cơ bản là một mạng podcast tập hợp các nhà sản xuất độc lập, những người thực hiện các chương trình dựa theo câu chuyện.

7. Đầu tư vào những người sáng tạo khác

Điều này tương tự như ý tưởng trên, nhưng bạn có nhiều da hơn trong trò chơi bằng cách đầu tư tài chính vào ý tưởng sáng tạo của người khác. Nếu bạn đặc biệt hiểu biết về kinh doanh và tài chính, bạn có thể đầu tư vào doanh nghiệp của các người sáng tạo khác. Kiểu cơ hội này chỉ được phù hợp cho các nhà đầu tư mạo hiểm có rất nhiền để đầu tư, nhưng với việc huy động vốn từ cộng đồng trở nên phổ biến hơn, hiện nay có rất nhiều lựa chọn cho các công ty mới khởi nghiệp.

Một bất lợi của mô hình này là đây là một cuộc chơi cổ phần đòi hỏi kiến ​​thức sâu về đầu tư và kinh doanh. Nó không phải là khởi điểm lý tưởng để gia nhập nền kinh tế sáng tạo.

Tương lai của bạn sẽ ra sao trong nền kinh tế sáng tạo?

Cùng tất cả các chọn lựa này, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ những cách sử dụng các kỹ năng và ý tưởng hiện có của mình để hội nhập vào nền kinh tế sáng tạo. Bạn có thể sử dụng một trong các ý tưởng trên hoặc kết hợp nhiều ý tưởng với nhau. Điều quan trọng là cuối cùng, những người khác thấy ý tưởng của bạn có giá trị và hữu ích.