Cách quản lý 5 giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ thành công

Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn đang phát triển mạnh tại thời điểm hiện tại thì xin chúc mừng bạn! Nhưng đừng cứ mãi thỏa mãn với thắng lợi của mình. Khi một doanh nghiệp nhỏ phát triển, nó trải qua các giai đoạn khác nhau và bắt đầu đối mặt với những thách thức mới.

Là chủ doanh nghiệp, bạn cần luôn điều chỉnh chiến lược của mình để vượt qua những thách thức này. Những gì đang làm hiện tại có thể sẽ không mang lại hiệu quả ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Vì vậy, trong hướng dẫn này, bạn sẽ được tìm hiểu về năm giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và cách bạn có thể quản lý thành công từng giai đoạn. Trong mỗi phần, bạn sẽ được tìm hiểu về những thách thức mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt ở mỗi giai đoạn tăng trưởng đó, những cơ hội mà bạn sẽ thích thú và một số vấn đề thực tế mà bạn có thể làm để đi đến giai đoạn đó và tiếp tục phát triển.

Có nhiều cách khác nhau để khái niệm hóa các giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp, chẳng hạn như mô hình bảy giai đoạn này. Nhưng cái mà chúng ta sẽ sử dụng là mô hình 5 tầng cổ điển được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Neil C. Churchill và Virginia L. Lewis trong một bài báo đánh giá kinh doanh Harvard năm 1983.

5 giai đoạn phát triển nhỏ của doanh nghiệp
5 giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ.

Như Churchill và Lewis thừa nhận, đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ thay đổi rất nhiều, và kinh nghiệm của bạn có thể không giống chính xác với mô hình đó. Nhưng có một số vấn đề thường gặp mà các công ty thường có xu hướng trải nghiệm ở các giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy bằng cách tìm hiểu về chúng ngay bây giờ, bạn sẽ có một vị trí tốt hơn để lên kế hoạch trước và tiếp tục phát triển khi doanh nghiệp của bạn đạt đến các giai đoạn phát triển mới.

Bạn đã sẵn sàng để vun đắp cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ của mình chưa
Bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ của mình chưa? (nguồn đồ họa)

Vậy thì, hãy tiếp tục và bắt đầu với giai đoạn đầu tiên của tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ:

1. Tồn tại

Chúng ta hãy thâm nhập vào giai đoạn đầu của năm giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ. Như tên của nó, giai đoạn này là về sự tồn tại cơ bản như một doanh nghiệp. Đó là lần đầu tiên khi bạn bắt đầu kinh doanh và vẫn đang cố gắng làm cho nó có khả thi.

Thách thức

Những thách thức ở giai đoạn này là sự đa dạng. Câu hỏi chính là: Bạn có thể đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng muốn không? Nếu bạn có thể, thì bạn có cơ hội sống sót và bước sang giai đoạn tiếp theo. Nếu không, bạn sẽ phải dừng công việc kinh doanh này lại khi tiền khởi nghiệp của bạn hết hoặc bạn không còn có thể dùng thời gian và năng lượng thiết yếu vào việc cố gắng làm cho doanh nghiệp đó hoạt động.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ không kiếm được nhiều tiền. Bạn có thể phải mất một khoảng thời gian, cho đến khi bạn có đủ khách hàng trả tiền để hòa vốn. Việc huy động vốn và sử dụng cẩn thận các khoản tiền đó sẽ rất quan trọng.

Cơ hội

Thách thức mang đến những cơ hội lớn. Cơ hội chính ở giai đoạn này là thu hút các khách hàng mới. Bạn đang bắt đầu từ con số không, vì vậy bạn không có gì để mất và mọi thứ để đạt được.

Bạn cũng có thể thử nghiệm một cách tự do ở giai đoạn này. Có thể bạn chưa đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào việc làm một cách cụt hể, vì vậy bạn có thể thực hiện các thay đổi nhanh chóng và thường xuyên khi bạn cố gắng tìm một mô hình mà nó thực sự mang lại hiệu quả. Để biết thêm về điều này, hãy xem hướng dẫn sau:

Điểm hành động

Điều quan trọng cần tập trung ở giai đoạn này là thu hút khách hàng mới. Không có khách hàng, doanh nghiệp của bạn sẽ không tồn tại.

Để mọi người biết đến bạn, bạn có thể sẽ cần phải hào phóng với việc đưa ra các phiên bản dùng thử miễn phí, để càng nhiều người có thể thử sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn càng tốt. Nhiều khách hàng hơn, dù có trả tiền hay không trả tiền, thì đều có nghĩa là có nhiều người nói về doanh nghiệp của bạn hơn và hy vọng sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác. Ở giai đoạn này, một khách hàng không bao giờ trả tiền cho bạn nhưng gửi cho bạn mười khách hàng mới có giá trị hơnlà một người nào đó mua một sản phẩm đơn lẻ và không bao giờ đề cập đến bạn nữa.

Bạn có thể sẽ muốn thử nghiệm với mô hình đặt giá Freemium, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không đi quá xa lộ trình sản phẩm/dịch vụ miễn phí đó và bạn có một số khách hàng thực sự sẵn sàng trả tiền cho những gì bạn cung cấp.

Những khách hàng đầu tiên cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin phản hồi có giá trị cho các sản phẩm của bạn và giúp bạn cải tiến chúng. Vậy thì, hãy chắc chắn rằng bạn có sẵn một hệ thống phản hồi để thu thập càng nhiều thông tin từ họ càng tốt.

Và cuối cùng, bạn sẽ cần đảm bảo rằng bạn có thể huy động đủ tiền để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này trước khi bạn bắt đầu hòa vốn, và bạn sẽ phải lên ngân sách cẩn thận để kiếm tiền. Để biết thêm những lời khuyên, hãy xem loạt bài của tôi về Tài trợ vốn cho một doanh nghiệp cũng như các hướng dẫn sau:

Quảng cáo

2. Sống còn

Xin chúc mừng! Doanh nghiệp của bạn vẫn tồn tại. Bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ mà mọi người sẽ trả tiền cho nó.

Nhưng bạn có thể tồn tại lâu dài hay không? Để làm được điều đó, bạn sẽ không chỉ cần bán một số sản phẩm mà còn bán được các sản phẩm đó với giá đủ cao để hòa vốn và bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Đó chính là giai đoạn này

Thách thức

Thách thức chính ở đây là bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Ở Giai đoạn 1, bạn đã phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mà mọi người muốn, nhưng bạn có thể đã không tạo ra lợi nhuận từ việc bán sản phẩm đó. Thách thức bây giờ là tạo ra một doanh nghiệp bền vững, tạo lợi nhuận. Nói một cách đơn giản, thách thức của bạn là làm cho doanh thu vượt quá chi phí của bạn.

Nếu bạn không thành công trong việc đó, cuối cùng bạn sẽ hết tiền khởi nghiệp và ngay cả khi bạn có một sản phẩm tuyệt vời mà bạn tin tưởng, bạn sẽ phải đóng cửa.

Lưu ý rằng lợi nhuận mà chúng ta đang nói đến phải bền vững. Tất nhiên, sẽ có những tháng tốt và tháng xấu, những năm tốt và những năm xấu, nhưng nhìn chung, nhu cầu tốt sẽ vượt qua cái xấu. Và lý tưởng là, bạn nên xây dựng một số khoản quỹ trong những thời điểm tốt để có thể vượt qua khi mọi thứ trở nên khó khăn.

Cơ hội

Nếu bạn thành công ở giai đoạn này, bạn sẽ có một doanh nghiệp tự duy trì. Điều đó mang lại cho bạn một số cơ hội tuyệt vời:

  • Khả năng làm việc toàn thời gian cho chính bạn, mà không lo lắng về việc bạn có thể tiếp tục làm việc đó trong bao lâu.
  • Khả năng bắt đầu thuê nhân viên khác và cung cấp một cuộc sống cho họ.
  • Cơ hội gặp gỡ và kết nối với các khách hàng mới và với các chủ doanh nghiệp khác trong ngành của bạn và hơn thế nữa.

Đây là giai đoạn mà bạn di chuyển vượt ra ngoài ước mơ và vào lĩnh vực thực tế cụ thể. Đó là một cơ hội thú vị để nắm bắt!Quảng cáo

Điểm hành động

Công thức ở đây rất đơn giản. Doanh thu phải cao hơn chi phí. Nếu làm được như vậy, thì bạn sẽ kiếm được lợi nhuận và bạn sẽ đến đượcgiai đoạn sống sót thành công.

Tuy nhiên, đạt được phương trình kỳ diệu đó không đơn giản như vậy. Đưa vào nhiều khách hàng hơn là rất quan trọng, nhưng nó không đủ cho riêng mình. Bạn cũng cần chú ý đến giá cả, để đảm bảo rằng bạn đang kiếm đủ tiền lãi trên mỗi lần bán hàng để trang trải các chi phí. Thông tin thêm về điều này tại đây:

Tất nhiên, một cách khác để đạt được lợi nhuận là cắt giảm chi phí của bạn, nhưng bạn sẽ cần phải cẩn thận về điều đó ở giai đoạn đầu này. Bạn vẫn cần phải đầu tư cho sự tăng trưởng, vì vậy hãy cẩn thận về việc cắt giảm ngân sách tiếp thị hoặc quảng cáo. Nếu bạn có thể cắt giảm một số thứ không cần thiết, hãy cắt giảm nó, nhưng bán các sản phẩm nhiều hơn ở mức giá phù hợp là một con đường tốt để phát triển.

Ngoài ra hãy chắc chắn chú ý đến dòng tiền của bạn. Ngay cả khi bạn đang tạo ra lợi nhuận, thật dễ dàng để bị cạn tiền nếu doanh thu của bạn đến trễ hơn số hóa đơn đến hạn của bạn. Điều này xảy ra thường xuyên, vì vậy hãy chắc chắn đọc hướng dẫn của tôi về sự hiểu biết và quản lý dòng tiền.

3. Thành công

Trong giai đoạn 3, bạn di chuyển vượt ra ngoài sự sống còn và bắt đầu phát triển mạnh. Bạn tạo ra đủ lợi nhuận để tài trợ cho sự tăng trưởng bổ sung hoặc mang lại cho bạn một khoản thu nhập hào phóng.

Thách thức

Thách thức ở đây là làm nhiều hơn là chỉ tồn tại. Bạn cần phải tìm ra những cách mới để mang lại thu nhập ở mức lợi nhuận cho phép bạn thu tiền trở lại vào doanh nghiệp đó.

Nếu bạn thất bại ở giai đoạn này, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ dễ dàng bị kẹt lại ở Giai đoạn 2. Bạn đã tìm ra cách để tồn tại, nhưng bạn không thể vượt ra ngoài chỉ để trang trải các chi phí và tự trả cho bản thân một mức lương cơ bản để đi đến nơi mà bạn có thể tạo ra đủ để bước sang giai đoạn 3. Kết quả là bạn sử dụng một lượng lớn năng lượng vào một doanh nghiệp mà nó chỉ tồn tại nhưng không bao giờ phát triển. Một số công ty nhỏ tiếp tục trong nhiều năm như vậy, nhưng nó hiếm khi nhận được sự đền đáp.

Cơ hội

Trong bài viến ban đầu của họ, Churchill và Lewis đã xác định hai kết quả có thể xuất hiện của Giai đoạn 3.

Bạn có thể sử dụng lợi nhuận được tạo ra bởi doanh nghiệp đó gây quỹ cho sự tăng trưởng trong tương lai, bước sang Giai đoạn 4 và 5. Hoặc bạn có thể tách khỏi doanh nghiệp đó, chỉ định những người quản lý để điều hành và mang lại lợi nhuận, và chỉ cần sử dụng tiền cho các mục đích khác, như tài trợ cho một liên doanh kinh doanh mới.

Cả hai kết quả này đều khá hấp dẫn, vì vậy như bạn có thể thấy, các cơ hội đang trở nên tốt hơn khi chúng ta tiến lên bậc thang tăng trưởng!

Doanh nghiệp của bạn có đang phát triển không
Doanh nghiệp của bạn có thăng tiến không? Bây giờ nó có phát triển mạnh không? (nguồn đồ họa)

Điểm hành động

Để vượt qua sự sống còn và bắt đầu tạo ra lợi nhuận bền vững, có thể bạn sẽ cần phải hoạt động có hệ thống hơn nhiều so với những gì bạn cần trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp. Lập kế hoạch tăng trưởng trở nên quan trọng hơn nhiều, vì vậy bạn có thể dành thời gian để suy nghĩ một cách cẩn thận về con đường mà bạn muốn đi và các bước cần thiết để đi đến đó. Tôi sẽ có một hướng dẫn về chủ đề này được công bố vào cuối tháng này và trong thời gian chờ đợi, bạn cũng có thể đọc hướng dẫn này về cách viết một kế hoạch kinh doanh.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải mở rộng vượt ra ngoài những gì bạn có thể làm cho mình, vì vậy bạn sẽ cần phải thuê các nhân viên đáng tin cậy và quản lý chúng một cách hiệu quả. Để biết thêm thông tin, hãy tìm hiểu loạt bài sắp tới về Nhân sự cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như các hướng dẫn sau:

4. Cất cánh

Giai đoạn này có lẽ là phần thú vị nhất! Nếu bạn đã đặt nền tảng chính xác trong Giai đoạn 3, doanh nghiệp của bạn có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng cho phép công ty này trở thành một công ty lớn. Nhưng xem ra – có những thách thức mới cụ thể để vượt qua ở đây.

Thách thức

Điều gì không hay về tăng trưởng nhanh? Vâng, nó có thể khó quản lý, và nếu nó không được thực hiện đúng, nó có thể đưa bạn trở lại một số giai đoạn đầu tiên trên đường cong tăng trưởng – hoặc thậm chí khiến bạn thất bại hoàn toàn. Ngay cả các công ty có tên tuổi lớn cũng có thể tạo ra những lỗi lớn và tốn kém khi họ cố gắng phát triển nhanh chóng, như thể hiện trong danh sách này là 13 sự thất bại trong việc mở rộng bán lẻ hoành tráng nhất này.

Vậy thì, thách thức của bạn là tạo ra đủ tiền để đầu tư vào tăng trưởng trong khi vẫn giữ dòng tiền của bạn ổn định. Đó là để lựa chọn một cách khôn ngoan mà các dự án đầu tư vào và những dự án nào cần tránh. Đó là thuê thêm nhân viên và tiếp tục hệ thống hóa quy trình của bạn để đối phó với quy mô lớn hơn và lớn hơn nữa. Đó là từ bỏ các cách làm việc thành công trong giai đoạn khởi nghiệp sớm nhưng không còn phục vụ bạn nữa. Nó nhanh chóng tăng quy mô, mà không làm mất đi sự đổi mới và động lực giúp bạn đạt được điều này.

Cơ hội

Cơ hội ở đây là tham gia các giải đấu lớn. Hãy xem các công ty như Facebook và Apple — đây là những công ty khởi nghiệp nhỏ và họ đã thành công trong việc đi đến giai đoạn tăng trưởng nhanh và giờ đây đã gia nhập hàng ngũ các tập đoàn lớn nhất thế giới.

Ngay cả khi bạn không bao giờ đạt đến những đỉnh cao đó, thì bạn vẫn có thể đạt được sự tăng trưởng rất lớn và đến để thống trị niche cụ thể của bạn ở quốc gia hoặc khu vực của bạn. Điều đó mang đến cho bạn những cơ hội mới, như có thể mở rộng sang các thị trường hoặc phạm vi sản phẩm mới mà bạn không thể làm khi nguồn lực của bạn bị hạn chế hơn.

Điểm hành động

Đầu tiên, tất nhiên là bạn cần một chiến lược để tăng trưởng nhanh chóng. Bạn đã bắt đầu lập kế hoạch tăng trưởng ở giai đoạn cuối, nhưng có thể bạn sẽ cần phải cải tiến nó ngay bây giờ để lập biểu đồ một khóa học để cất cánh thực sự.

Ngoài ra, bạn sẽ cần phải tìm ra cách bạn sẽ cấp vón cho tăng trưởng hơn nữa. Bạn sẽ tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm hay các hình thức đầu tư cổ phần khác? Hoặc làm thế nào để vay nợ nhiều hơn? Xem loạt bài về vốn đầu tư để biết thêm về các tùy chọn đó.

Doanh nghiệp của bạn cũng sẽ cần được phân cấp hơn ở giai đoạn này. Bạn sẽ cần phát triển các quy trình có hệ thống mà bạn có thể không cần ở giai đoạn trước đó. Bạn sẽ cần đầu tư vào các hệ thống nhân sự cấp cao và các phần mềm kinh doanh khác.

Tóm lại, doanh nghiệp nhỏ của bạn sẽ cần phải bắt đầu trông giống như một công ty lớn hơn nữa. Một số trong những điều này nghe có vẻ như quan liêu không cần thiết, nhưng nếu không có chúng, bạn sẽ phải vật lộn khi là một công ty lớn với tất cả các bộ phận lớn và các hoạt động khác nhau.

5. Trưởng thành nguồn lực

Giai đoạn “cất cánh” không thể kéo dài mãi mãi. Ở giai đoạn nào đó, sẽ không còn cơ hội cho sự tăng trưởng nhanh và bạn sẽ cần đi tới giai đoạn cuối cùng, trong đó doanh nghiệp nhỏ của bạn đã phát triển thành một công ty trưởng thành và ổn định. Điều đó mang lại những thách thức và cơ hội của riêng nó.

Bạn có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp của mình sau khi nó đến thời kỳ trưởng thành không
Bạn có thể giữ cho doanh nghiệp của mình tiếp tục phát triển sau khi đạt đến sự trưởng thành không? (nguồn đồ họa)

Thách thức

Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần phải tìm ra cách để đối phó với sự tăng trưởng chậm và một công ty ổn định hơn. Xem xét:

  • Làm thế nào để bạn giữ lại năng lượng cho bạn và nhân viên của bạn trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh?
  • Làm cách nào để củng cố các lợi ích mà bạn đã thực hiện và đưa ra các kế hoạch cho sự tồn tại như một công ty lớn hơn, mà không làm mất đi sự đổi mới và tinh thần kinh doanh?
  • Làm thế nào để bạn tìm ra con đường mới cho sự tăng trưởng, ngay cả khi không ở tốc độ nhanh như trước?

Bạn cũng sẽ cần phải tiếp tục quá trình tách rời cá nhân ra khỏi công ty mà chúng ta đã nói đến trong các giai đoạn trước đó. Trong khi đó, khi bắt đầu cuộc hành trình, bạn đã có hoàn toàn sự kiểm soát, bây giờ bạn có thể không tham gia vào việc quản lý hàng ngày. Hoặc ngay cả khi bạn vẫn đang tham gia vào công việc quản lý hàng ngày, thì doanh nghiệp này hiện đang có quy mô và độ phức tạp mà bạn vẫn sẽ cần phải dựa nhiều vào các nhà quản lý và hệ thống phân cấp để giữ sự kiểm soát.

Cơ hội

Đây là giai đoạn cuối cùng của mô hình này, nhưng tất nhiên, hành trình của một doanh nghiệp chưa bao giờ thực sự hoàn chỉnh. Vẫn còn nhiều cơ hội ở giai đoạn này. Bạn có thể đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ mới, cân nhắc mua các doanh nghiệp khác hoặc tiếp tục cải thiện doanh nghiệp hiện tại của mình để đối phó với những thay đổi không thể tránh khỏi trong ngành có thể thách thức mô hình kinh doanh của bạn.

Ở cấp độ cá nhân, bạn có nhiều cơ hội ở giai đoạn này. Các doanh nghiệp đã đạt được rất nhiều, và nó sẽ có giá trị đáng kể. Bạn có thể chọn “rút tiền”, hoàn toàn hoặc một phần, bằng cách bán cho một công ty lớn hơn, theo đuổi đầu tư bên ngoài, hoặc theo những cách khác — xem hướng dẫn gần đây của tôi về chiến lược rút lui dành cho doanh nghiệp nhỏ để biết thêm chi tiết về điều đó.

Điểm hành động

Tại thời điểm này, quá trình tiêu chuẩn hóa và hệ thống hóa mà bạn đã bắt đầu trong các bước trước sẽ cần được hoàn thành. Nếu không có nhiên liệu liên tục cho sự tăng trưởng nhanh, bạn sẽ cần quản lý các nguồn tài nguyên của mình cẩn thận hơn để đảm bảo tính bền vững.

Cân nhắc việc chia công ty của bạn rõ ràng hơn thành các phòng ban, mỗi phòng có ngân sách và cơ cấu quản lý riêng. Đặt mục tiêu mới cho người quản lý của bạn, không dựa quá nhiều vào sự tăng trưởng nhanh liên tục về sự hiệu quả và đổi mới.

Hãy nhớ rằng, với tư cách là một công ty lớn và ổn định, bạn hiện đang gặp rủi ro từ các công ty nhỏ hơn,như công ty bạn từng là chính mình trong các giai đoạn trước đó. Tìm kiếm các xu hướng trong tương lai và cố gắng để dẫn đầu, cả bằng cách đổi mới trong công ty và mua lại các công ty nhỏ hơn đang tự đổi mới chính mình.

Kết luận

Trong hướng dẫn này, chúng ta đã tìm hiểu năm giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ, như được xác định bởi Churchill và Lewis. Chúng ta cũng đã trải qua từng giai đoạn và xem xét các thách thức và cơ hội đối mặt với bạn, cũng như một số bước mà bạn có thể thực hiện để quản lý chúng một cách thành công. Bởi vì đây là hướng dẫn nâng cao, do đó, tôi đã liên kết với các nguồn tài nguyên bổ sung, nơi bạn có thể tìm thêm chi tiết.

Tất nhiên, bất kỳ mô hình chung nào như thế này cũng chỉ có thể cung cấp một hướng dẫn chung. Không thể bao gồm mọi biến thể và các tình huống cụ thể mà bạn gặp phải cũng có thể khác nhau.

Tuy nhiên, điều thú vị là một mô hình được tạo ra cách đây hơn 30 năm đã tỏ ra rất bền và có thể áp dụng được cho rất nhiều công ty khác nhau. Ngay cả khi bạn cần phải điều chỉnh nó một chút cho phù hợp với hoàn cảnh của riêng bạn, những vấn đề mà chúng ta đã đề cập hôm nay có thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả cho tương lai của doanh nghiệp nhỏ của mình khi nó phát triển, từ Giai đoạn 1 đến Giai đoạn 5!

Add Comment