Chất thải nguy hại – Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người

Chất thải nguy hại là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng tìm hiểu để biết được thu gom và xử lý nhé!

Nội dung bài viết

Tổng quan về chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, mỗi nước có định nghĩa khác nhau. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại là những loại chất thải chứa những hợp chất hoặc chất có một trong những đặc tính dễ ăn mòn, dễ cháy, dễ ngộ độc, dễ nổ, dễ lây nhiễm…  gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. 

Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại có nguyên tố nào?

Chất thải nguy hại có khả năng ảnh hưởng xấu đến tới môi trường và có thể gây bệnh. Bên trong chất thải nguy hại có chứa những nguyên tố sau: 

  • Thạch tín: Chất này nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư. Được biết, thạch tín thường có trong chất bảo quản gỗ, thuốc trừ sâu… 
  • Amiang: Amiang có thể gây trung biểu mô và ung thư. Amiang thường có trong tấm lợp, đệm, vật liệu cách nhiệt… 
  • Cadimi: Cadimi có thể gây bệnh về phổi, thận và đường tiêu hoá, thường có trong chất nhuộm, pin, lớp phủ trên kim loại. 
  • Crom: Crom có thể gây rối loạn gen, ung thư; chúng thường có trong chất tạo màu sơn, chống gỉ, bảo quản gỗ…
  • Xyanua: Xyanua có thể gây ngừng thở, tê liệt, suy giảm sức khoẻ
  • Chì: Chì có thể ảnh hưởng đến sinh sản và thần kinh, chúng thường có trong đạn, pin, ống thép, que hàn… 
  • Thuỷ ngân: Thuỷ ngân thường rất khó nhận biết và chúng thường gây ra các bệnh như thận, hô hấp, huỷ hoại nào, nhiễm độc… Chất này thường có trong nhiệt kế, chất hàn răng, soda… 
  • Axit có thể khiến phá huỷ sinh vật sống và các mô
  • Các chất polychlorinated biphenyls, chất phóng xạ, chất hữu cơ khó phân huỷ… cũng có trong chất thải nguy hại. 

Phân loại chất thải nguy hại

Có hai cách phân loại chất thải nguy hại:

  • Theo danh sách được ban hành kèm theo luật: Chất thải nguy hại có từ:
    • Hoạt động tái chế
    • Hoạt động khai thác, thăm dò, chế biến khoáng sản
    • Hoạt động sản xuất hoá chất hữu cơ hoặc vô cơ
    • Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim hoặc sản xuất thuỷ tinh. 
    • Nhà máy nhiệt điện
    • Cơ sở thú y và y tế
    • Hoạt động nông – lâm – thuỷ sản
    • Thiết bị giao thông vận tải
    • Hộ gia đình
    • Quá trình sản xuất sản phẩm chất kết dính, sơn, mực in…
    • Vật liệu bảo vệ, bao bì
    • Chế biến lông, da, dệt
    • Dung môi hữu cơ, dầu thải…
Phân loại chất thải nguy hại
Phân loại chất thải nguy hại
  • Theo định nghĩa: Có 4 đặc tính
    • Tính cháy: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
      • Có chứa điểm chớp cháy nhỏ hơn 60⁰C hoặc có chứa <24% alcohol theo thể tích. 
      • Có thể cháy qua việc hấp phụ độ ẩm, ma sát hay tự biến đổi hoá học. Mỗi khi bắt lửa sẽ cháy mãnh liệt và dai dẳng
      • Là chất oxy hoá hoặc là khí nén

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D001

  • Tính ăn mòn: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Có độ pH lớn hơn hoặc bằng 12.5 hay nhỏ hơn hoặc bằng 2
    • Có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 0.25 inch (6.35mm)/năm ở nhiệt độ 55⁰C

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D002

  • Tính phản ứng: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Không ổn định, thường dễ thay đổi nhưng không gây nổ
    • Có phản ứng cực kỳ mãnh liệt với nước
    • Có khả năng gây nổ khi trộn với nước hoặc có thể sinh ra khí độc gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
    • Có thể nổ nếu được gia nhiệt trong thùng kín hoặc tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D003

  • Tính độc: Xác định chất thải có phải chất thải nguy hại không bằng cách xác định chất thải có tính độc hay không. Sử dụng phương pháp rò rỉ nhằm xác định tính chất này. Nếu cho kết quả lớn hơn các giá trị mà RCRA (Mỹ) đưa ra thì đó là chất thải độc hại. 

Thu gom và xử lý chất thải nguy hại như thế nào?

Thu gom

  • Chất thải lây nhiễm

Đối với các loại chất thải nguy hại có thể lây nhiễm thì cần được phân loại riêng. Khi thu gom cần có vật dụng chuyên biệt và phải được lưu giữ trong loại túi đúng tiêu chuẩn, thùng đựng thì phải có nắp đậy để tránh bị rò rỉ ra ngoài. Sau khi xử lý bằng phương pháp thủ công hoặc hoá học mới được di chuyển đến cơ sở thu gom rác thải

  • Chất thải không lây nhiễm

Chất thải không lây nhiễm sẽ được các cơ sở thu gom rác trực tiếp thu gom và lưu trữ. 

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?
Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?

Xử lý

Sau khi thu gom, chất thải nguy hại sẽ được xử bằng các phương pháp sau: 

  • Hoá học và hoá lý
    • Xử lý bằng bay hơi
    • Hấp thu khí
    • Hấp phụ
    • Oxy hóa học
    • Chưng cất
  • Ổn định hoá rắn: Ổn định bằng cách thêm các chất phụ gia như xi măng, đất sét hữu cơ, pozzolan, polyme hữu cơ, silicat…
  • Sinh học: Sử dụng vi sinh vật để có thể biến đổi và phân huỷ các chất hữu cơ có trong chất thải. 
  • Nhiệt: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác vì có thể áp dụng được cho tất cả các dạng chất thải ở dạng lỏng, rắn.