Những chiến lược rút lui hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn

Bạn có chiến lược rút lui (exit strategy) không?

Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lời khuyên về xây dựng một doanh nghiệp thành công, nhưng mọi người không nói nhiều về cách để lại nó phía sau.

Và muốn rút lui một doanh nghiệp vẫn có nhiều lý do tốt . Có lẽ bạn đã thấy một cơ hội tốt hơn ở nơi khác, và muốn bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Có thể bạn muốn nghỉ hưu hoặc thu nhỏ qui mô. Có thể doanh nghiệp của bạn hoạt động như thông thường, và bạn không có sự đam mê dành cho doanh nghiệp của mình nữa. Có thể bạn cần tăng tiền mặt nhanh chóng, và bán doanh nghiệp của bạn là cách duy nhất.

Thậm chí là nếu bạn không có kế hoạch để rời bỏ doanh nghiệp của mình trong thời gian tới, thì vẫn hợp lý để nghĩ đến các lựa chọn rút lui và có một chiến lược phù hợp. Mỗi thứ đều có những lợi thế và bất lợi của riêng mình.

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ được tìm hiểu về các chiến lược khác nhau mà các chủ doanh nghiệp có thể sử dụng để bán hoặc rút lui khỏi doanh nghiệp của họ, sẽ thấy được các ưu và nhược điểm của mỗi cách tiếp cận và sẽ tìm hiểu thêm một số điều quan trọng cần lưu ý nếu bạn quyết định tiếp tục và rút lui khỏi doanh nghiệp của mình.

1. Chuyển giao (Pass On)

Quá trình chuyển giao thông thường đối với nhiều doanh nghiệp gia đình chỉ đơn giản là chuyển quyền sở hữu cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, trong thực tế, nó thường không đơn giản như vậy. Dưới đây là một số điều cần biết.

Ưu điểm

Khi bạn chuyển doanh nghiệp của bạn cho một thành viên trong gia đình, lợi thế chính là sự liên tục. Không người ngoài nào cần phải tham gia: bạn có thể chuyển giao doanh nghiệp của mình cho người mà bạn tin tưởng và thấy doanh nghiệp này vẫn ở trong gia đình cho một thế hệ khác. Đây cũng là một cách tuyệt vời để mang đến tương lai cho các con bạn, nếu hoạt động kinh doanh gia đình là điều chúng quan tâm.

Nếu mọi người đều đồng ý, thì hoàn thành quá trình chuyển giao cũng có thể tương đối đơn giản. Bạn không phải đi tìm người mua bên ngoài, đàm phán mua bán, và chịu đựng một quá trình thẩm định phức tạp. Nó có thể là một quá trình chuyển giao suôn sẻ với tác động tối thiểu trong việc điều hành của doanh nghiệp đó.

Nhược điểm

Thật không may, không phải tất cả các quá trình chuyển giao sang thế hệ kế tiếp đều diễn ra suôn sẻ. Đôi khi con trai hoặc con gái của bạn có thể có những ý tưởng khác về cách điều hành doanh nghiệp, hoặc có thể có xung đột giữa các anh chị em ruột là những người có quyền kiểm soát.

Trong các trường hợp đặc biệt , các gia đình có thể bị chia rẽ bởi các tranh chấp về định hướng kinh doanh. Các chủ sở hữu cha và con của một chuỗi khách sạn sang trọng ở Anh đã kết thúc trong tòa án năm ngoái, bằng việc ông này kiện người con trai của mình với giá khoảng 50 triệu bảng Anh, khiếu nại rằng người con trai đã loại trừ ông khỏi doanh nghiệp của mình.

Cũng nên cân nhắc các tác động về thuế. Nếu bạn chuyển quyền sở hữu của công ty để không thanh toán hoặc thanh toán ít hơn giá trị trên thị trường của nó, thì cơ quan thuế có thể xem doanh nghiệp như một món quà và tính thuế quà tặng. Các quy tắc rất phức tạp, vì vậy hãy chắc chắn kiểm tra với kế toán hoặc cố vấn tài chính của bạn và đảm bảo rằng bạn thực hiện việc chuyển nhượng để người kế nhiệm của bạn không phải thanh toán một hóa đơn thuế lớn.

Lời khuyên để thành công

Hiểu về gia đình bạn và đưa ra quyết định dựa trên những điều phù hợp cho doanh nghiệp. Tư vấn quản lý Ernst & Young khuyên rằng nên nói chuyện với các cố vấn từ bên ngoài để có cái nhìn khách quan hơn cũng như tạo ra một kế hoạch kế nhiệm chính thức để đảm bảo rằng các kỳ vọng được xác định rõ ràng ở tất cả các bên.

Đồng thời đảm bảo rằng bạn đã vượt qua tất cả các kỹ năng cần thiết và đào tạo cho người kế nhiệm của mình và cân nhắc việc tạo ra một hội “bàn tròn” hoặc ban quản trị gia đình để đảm bảo rằng những quyết định quan trọng được đưa ra một cách công bằng, với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, và rằng bất kỳ xung đột tiềm ẩn nào cũng được giải quyết nhanh chóng.Advertisement

2. Quản lý hoặc nhân viên mua lại (Management or Employee Buyout)

Nếu chuyển giao doanh nghiệp của bạn cho một thành viên trong gia đình không phải là một lựa chọn, thì hãy xem xét một “người mua thân thiện” khác như những người quản lý hiện tại của bạn hoặc một nhóm các nhân viên. Họ có thể đóng góp quỹ của họ và mua lại doanh nghiệp của bạn.

Lợi thế

Quản lý hoặc nhân viên mua lại cũng tuyệt vời cho sự liên tục. Đây là những người biết chính xác cách hoạt động của doanh nghiệp của bạn và có các kỹ năng để tiếp tục điều hành thành công. Họ có thể sẽ theo đuổi một chiến lược hơi khác một chút, nhưng nó vẫn có thể là một quá trình chuyển nhượng suôn sẻ. Nó cũng đáp ứng được: chủ doanh nghiệp thường lo lắng về những điều sẽ xảy ra đối với nhân viên lâu năm của họ khi họ rời đi, và có cách nào tốt hơn là biết các nhân viên này được chăm sóc tốt hơn là để họ trở thành những chủ nhân mới?

Nhược điểm

Đối với các nhân viên muốn mua lại doanh nghiệp của bạn, thì trước tiên họ cần phải tập hợp đủ số tiền đó. Đây có thể là một vấn đề, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn và có giá trị cao. Trong một số trường hợp, nhóm những người quản lý hoặc nhân viên sẽ cần phải vay một khoản tiền lớn cho việc mua bán này, điều này có thể khó sắp xếp.

Có một giải pháp là để họ phải trả dần theo thời gian ngoài các lợi nhuận của công ty, nhưng đây là một bất lợi hiển nhiên đối với bạn với tư cách là người bán, vì có sự chậm trễ trong việc nhận tiền, và bởi vì có nguy cơ rằng công ty đó sẽ gặp khó khăn và họ sẽ không thể trả đủ số tiền cho bạn.Advertisement

Lời khuyên để thành công

Như lựa chọn đầu tiên, sự nguy hiểu chính ở đây là để cho các mối quan hệ các nhân ảnh hưởng đến phán xét của bạn. Đàm phán một mức giá có thể là khó khăn với những người bạn biết rõ, và bạn có thể không đạt được kết quả. Vì vậy hãy cố gắng giữ mọi thứ trong việc mua bán một cách chặc chẽ, và đưa những người bên ngoài vào đánh giá doanh nghiệp của bạn và đưa ra một sự thỏa thuận phù hợp. Khi việc mua bán được hoàn thành, hãy chống lại sự thôi thúc để vẫn tham dự vào việc doanh nghiệp, tất nhiên là trừ khi bạn được yêu cầu. Nói chung, tốt hơn là nên tránh xa và cho phép những người chủ sở hữu mới điều hành công việc theo cách riêng của họ.

3. Bán trong ngành (Trade Sale)

Tùy chọn này liên quan đến việc bán cho một công ty khác – có lẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn, hoặc một doanh nghiệp lớn muốn mua một doanh nghiệp con ở lĩnh vực của bạn.

Lợi thế

Bán trong ngành có thể là một cách hiệu quả để có được mức giá tốt nhất cho công ty của bạn. Nếu một doanh nghiệp khác thấy doanh nghiệp của bạn như là một chiến lược phù hợp, có thể họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn. Tham khảo một ví dụ điển hình, gần đây Facebook đã trả 19 tỷ USD cho công ty tin nhắn WhatsApp, một công ty tương đối mới chỉ với 55 nhân viên. Đây là một giá rất cao, nhưng Facebook sẵn sàng trả nhiều tiền để tiếp cận tới một cơ sở khách hàng trẻ hơn, hay di chuyển.

Nếu bạn may mắn, hoặc được yêu thích, thì một cuộc chiến đấu giá có thể phát triển giữa các doanh nghiệp đối thủ, gửi giá của công ty của bạn cao hơn nhiều so với các lựa chọn khác.

Nhược điểm

Bạn không phải chuyển nhượng doanh nghiệp của mình cho gia đình hoặc các nhân viên nữa. Người mua có thể là đối thủ cạnh tranh của bạn, hoặc là một công ty lớn không quan tâm đến các giá trị hoặc mục tiêu của bạn. Một khi thỏa thuận được thực hiện, bạn có thể thấy doanh nghiệp của bạn hoạt động theo một cách hoàn toàn khác, được sáp nhập vào một doanh nghiệp lớn hơn, hoặc thậm chí là bị chia nhỏ. Các nhân viên mà bạn làm việc chung rất lâu cũng có thể bị sa thải.

Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, có rất nhiều sự mua bán trong ngành thân tình , mà doanh nghiệp đó tiếp tục với sự gián đoạn nhỏ. Nhưng vấn đề là bạn không có quyền kiểm soát số phận của công ty của bạn, và điều đó có thể gây đau khổ cho nhiều chủ doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở mức độ cá nhân, đôi khi bạn phải ký “thỏa thuận không cạnh tranh”, cam kết không thành lập doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thuê các nhân viên cũ của bạn và trong một số trường hợp, các thỏa thuận này có thể khá hạn chế.

Lời khuyên để thành công

Để làm cho doanh nghiệp của bạn hấp dẫn với các doanh nghiệp khác, bạn có thể cần phải thực hiện một số thay đổi khó khăn. Ví dụ: một công ty quá phụ thuộc vào các kỹ năng và chuyên môn của bạn sẽ không tìm được giá bán tốt, đặc biệt nếu bạn đang lên kế hoạch rút lui sau khi thỏa thuận đã hoàn tất. Những người mua muốn thấy một công ty có thể hoạt động một cách độc lập.

Cũng đảm bảo rằng quy trình nội bộ của bạn sẽ chống đỡ được sự kiểm soát của người ngoài. Một người mua tiềm năng sẽ làm công việc “thẩm định” trên diện rộng để điều tra doanh nghiệp của bạn và đảm bảo rằng nó phát triển và các hoạt động phi chính thức của một số doanh nhân có thể làm hỏng một thỏa thuận, hoặc ít nhất là giảm giá. Những sự báo động thông thường bao gồm các thoả thuận “bắt tay” với ít hoặc không có các tài liệu chính thức, và thuê những người bạn hoặc các thành viên trong gia đình để giúp đỡ.

4. Phát mãi (Liquidation)

Sau khi tất cả các công việc bạn đã thực hiện để xây dựng doanh nghiệp của bạn, đóng cửa doanh nghiệp và bán ra tất cả các tài sản có lẽ không phải là sự rút lui mà bạn nghĩ đến. Nói chung đây là một phương sách cuối cùng, khi một doanh nghiệp thất bại và các lựa chọn rút lui khác không khả thi. Hãy xem khi nào thì đó là một ý tưởng tốt, và những nhược điểm của vấn đề này là gì.

Lợi thế

Phát mãi là một giải pháp đơn giản, gọn gàng. Không có kế hoạch chuyển giao để lo lắng, không có người mua để thương lượng. Bạn chỉ cần liệt kê danh sách tất cả các tài sản của bạn và bán chúng đi, cho các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và các nhà cung cấp, hoặc trong một phiên đấu giá. Sau khi trả hết tất cả cho các chủ nợ của bạn và các cổ đông khác trong doanh nghiệp, bất cứ thứ gì còn lại từ tiền bán các tài sản đó đều thuộc về bạn. Đây có thể là một cách nhanh chóng để rút lui một doanh nghiệp và mất đi ít nhất một số giá trị.

Nhược điểm

Với việc phát mãi, bạn gần như chắc chắn không nhận được giá trị gần như đầy đủ của công ty bạn ở bất cứ nơi nào. Đơn cử một chuyện là bạn thường chỉ bán các tài sản vật chất. Thông thường phần lớn giá trị của một doanh nghiệp nằm ở những thứ như danh tiếng, nhân viên, bí quyết và các mối quan hệ của doanh nghiệp đó với các khách hàng, và những thứ đó khó có thể thanh lý được.

Ngoài ra, ngay cả những tài sản vật chất thường không được bán với giá trị đầy đủ. Tất cả chúng ta đã thấy những kiểu bán hàng “Đóng cửa tiệm” tại các cửa hàng địa phương, nơi hàng hóa được giảm giá sâu để bán nhanh. Ngay cả khi bạn không hoạt động một cửa hàng bán lẻ, việc phát mãi của công ty của bạn cũng tương tự như việc bán hàng “Đóng cửa tiệm”. Người mua biết rằng bạn cần phải bán nhanh, và bạn sẽ phải vật lộn để có được giá tốt.

Lời khuyên để thành công

Bởi vì việc phát mãi có thể tạo ra ít giá trị hơn các lựa chọn rút lui khác, điều quan trọng là phải trình bày kế hoạch phát mãi của bạn cho các chủ nợ và cổ đông và phải được họ chấp thuận trước khi hành động. Sau đó là việc tiến hành kiểm kê chi tiết tất cả tài sản của bạn và quyết định cách tốt nhất để bán chúng. Các lựa chọn bao gồm bán trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh hoặc nhà cung cấp, bán tất cả hàng hoá của bạn cho một đại lý, tổ chức một cuộc bán đấu giá, hoặc bán lẻ cho khách hàng. Để biết thêm chi tiết về cách phát mãi một cách thành công, hãy đọc hướng dẫn từng bước hữu ích được viết bởi Cục Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (Small Business Administration).

5. Các lựa chọn khác

Trừ khi bạn thực hiện những sự thay thế khác, thì đây là những lựa chọn chính cho toàn bộ sự rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm sự rút lui một phần. Có thể bạn không muốn rời khỏi doanh nghiệp của mình, ngoại trừ chỉ muốn lấy lại tiền và giữ vai trò ít quan trọng hơn trong hoạt động của doanh nghiệp đó.

Trong trường hợp đó, một số tùy chọn mà chúng ta đã xem trong loạt bài gần đây của chúng tôi về cấp vốn cho một doanh nghiệp có thể rất đáng xem. Ví dụ một số chủ doanh nghiệp mời các doanh nghiệp góp vốn tư nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ như là chiến lược rút lui một phần. Họ bán một phần lớn cổ phiếu của công ty cho doanh nghiệp góp vốn tư nhân, và chuyển giao một số sự kiểm soát về quản lý. Ý tưởng đó là các nhà đầu tư góp vốn tư nhân làm cho doanh nghiệp đó có giá trị hơn trong suốt 5 đến 7 năm tham gia, và sau đó sắp xếp bán hoặc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO – Initial Public Offering), tại thời điểm đó các chủ sở hữu có thể hoàn toàn rút lui hoặc tiếp tục là số ít những stakeholder.

Cũng như vậy, IPO có thể được sử dụng như là một phần hoặc thậm chí là toàn bộ các chiến lược rút lui. Các chủ sở hữu ban đầu thường vẫn giữ nguyên vị trí sau khi IPO, nhưng chớp lấy một số có cơ hội để bán với số lượng lớn cổ phiếu của họ và chuyển giao những sự kiểm soát quản lý đó cho một người nào đó.

Các bước tiếp theo

Như bạn đã thấy, con đường bạn đi phụ thuộc vào những điều mà bạn muốn đạt được và điều gì là quan trọng đối với bạn.

Việc chuyển giao doanh nghiệp cho một thành viên trong gia đình là một ý tưởng hay nếu bạn có một người kế thừa và có khả năng, nhưng đôi khi có thể gây xung đột, và cần được quản lý cẩn thận. Quản lý hoặc nhân viên mua lại thì giữ sự liên tục trong doanh nghiệp đó và khen thưởng các nhân viên trung thành, nhưng có thể rất khó để sắp xếp nếu công ty đó có định giá cao.

Bán trong ngành thường cung cấp mức giá tốt nhất cho một công ty, nhưng nó cũng có nghĩa là mất đi sự kiểm soát. Và phát mãi là một “phương sách cuối cùng” cho việc rút lui một doanh nghiệp một cách gọn gàng, nhưng thường sẽ không nhận ra giá trị thực sự của nó.

Dù bạn lựa chọn phương án nào, thì bí quyết là lên kế hoạch sớm. Nếu hoàn cảnh sống của bạn thay đổi đột ngột, bạn sẽ làm gì? Đảm bảo bạn có một chiến lược được lập sẵn, như vậy bạn đã được chuẩn bị để rút lui khỏi doanh nghiệp của mình khi thời điểm đến.

Điều đó bao gồm tạo ra sự dự phòng cho cuộc sống sau khi sở hữu doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 70% các chủ doanh nghiệp và những người tự kinh doanh không thường tiết kiệm thường xuyên cho việc nghỉ hưu. Nếu bạn bán doanh nghiệp của bạn hàng triệu đô la thì đó không phải là vấn đề. Nhưng nếu số tiền bán được nhỏ hơn, hoặc nếu bạn muốn chuyển giao doanh nghiệp của mình cho một thành viên trong gia đình với một khoản tiền tượng trưng, thì bạn cần phải tạo ra các sự dự phòng khác cho bản thân mình.

Những điều này và rất nhiều lựa chọn cá nhân khác sẽ ảnh hưởng đến kiểu mẫu rút lui khỏi doanh nghiệp mà bạn chọn, do đó tốt nhất nên bắt đầu lập kế hoạch và nhờ sự tư vấn của cố vấn tài chính của bạn càng sớm càng tốt. Nếu bạn bắt đầu sớm và thực hiện ngay, việc rút lui khỏi doanh nghiệp sẽ không phải đau đầu, mà là một sự chuyển giao suôn sẻ cho giai đoạn tiếp theo của cuộc đời bạn.